GIANG MAI LÀ BỆNH XÃ HỘI NGUY HIỂM KHÔNG? CÓ DỄ ĐIỀU TRỊ KHÔNG?

Trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì giang mai được đánh giá là một trong những bệnh nguy hiểm nhất bởi nó đe dọa trực tiếp đến sự sống của người bệnh. Đặc biệt, bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm rất nhanh nên việc trang bị kiến thức về bệnh lý này sẽ giúp mỗi người trong chúng ta chủ động phòng ngừa hoặc có biện pháp xử trí bệnh kịp thời, tránh được sự lây lan hay biến chứng nguy hiểm.

 

Bạn Đang Được Ưu Tiên Trước 8 Người

Muốn Tư Vấn Online Miễn Phí Ngay Chứ !!!

Chat An Đông


▣ Bệnh giang mai là gì?


Giang mai là dạng bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền cực nhanh qua đường tình dục, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.

Tương tự như các bệnh lây qua đường tình dục khác, giang mai cũng khó chẩn đoán vì người nhiễm bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Nếu nhiễm giang mai quá lâu và không được điều trị đúng cách, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến cơ quan sinh dục, tiếp sau đó là miệng, da và hệ thần kinh... và nghiêm trọng nhất là dẫn đến tử vong.

     1    


▣ Dấu hiệu nhận biết bệnh theo từng giai đoạn


 Giang mai giai đoạn 1 (giai đoạn nguyên phát)

Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh giang mai kịp thời. Giai đoạn này có thể thấy một hoặc một vài vết loét (biểu hiện cứng, tròn, không đau). Do không đau nên những vết loét thường không được chú ý, chúng xuất hiện kéo dài từ 3 đến 6 tuần và tự lành. Ngay cả khi vết loét đã khỏi, việc điều trị vẫn cần được tiếp tục để ngăn chặn khả năng bệnh chuyển sang giai đoạn thứ phát.


 Giang mai giai đoạn 2 (giai đoạn thứ phát)

Ở giai đoạn thứ phát, người bệnh có thể bị phát ban da có thể xảy ra đồng thời với tình trạng tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc như vết loét vùng miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Giai đoạn thứ phát thường khởi đầu bằng các phát ban tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Nốt ban đối xứng, màu hồng (còn gọi là đào ban giang mai vì nhìn rất giống hình ảnh hoa đào màu đỏ hồng hoặc hồng tím), ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy, không tự mất đi.


Những triệu chứng khác trong giai đoạn này có thể bị bao gồm sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi (cảm thấy rất mệt). Các biểu hiện này sẽ biến mất dù có chữa trị hay không. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai âm ỉ và có thể là tam phát.

Nếu bạn không có nhiều thời gian đọc này, đừng ngại

Tư Vấn Online Miễn Phí Ngay

z5374157462228_cf6861b1e5f97445332dba77e444cd4c-transformed (1)



 Giang mai giai đoạn 3 (giai đoạn âm ỉ)

Trong giai đoạn nguyên phát và thứ phát, các biểu hiện có thể biến mất hoàn toàn, làm cho người bệnh lầm tưởng mình đã hết bệnh. Tuy vậy, giai đoạn này xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại âm ỉ bên trong cơ thể và kéo dài nhiều năm, trước khi bước sang giai đoạn tam phát.


 Giang mai giai đoạn 4 (giai đoạn tam phát)

Tam phát là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, có xuất hiện sau 3-15 năm kể từ giai đoạn nguyên phát. Giai đoạn này được chia làm ba hình thức khác nhau là giang mai thần kinh (6.5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Trong đó, giang mai thần kinh gây viêm màng não, thoái hóa não, dẫn đến động kinh, đột quỵ, ảo giác; giang mai tim mạch gây ra phình động mạch chủ; và củ giang mai có khả năng làm biến dạng khuôn mặt người bệnh.

▣ Nguyên nhân gây bệnh giang mai


Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai có sức đề kháng yếu nên nếu ra khỏi cơ thể nó không thể sống quá vài giờ. Bệnh chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn khiến cho xoắn khuẩn thâm nhập qua da/ niêm mạc của bộ phận sinh dục từ đó gây bệnh ở Một số yếu tố sau đây được xem là tăng nguy cơ bị giang mai:

 Không thực hiện biện pháp tình dục an toàn.

 Sử dụng chung kim tiêm hoặc tiêm truyền máu.

 Người mẹ mang thai bị giang mai nhưng không điều trị nên lây sang con.vùng bị xây xát rồi đi vào máu và nhanh chóng lây lan ra khắp cơ thể.


z5374157471577_a19afef985726cfc323ab47a9e5d1f46-transformed


▣ Những ai có nguy cơ mắc bệnh?


Bất kỳ người nào có quan hệ tình dục đều có thể mắc giang mai. Tuy nhiên, bệnh dễ xuất hiện ở nhóm người có nguy cơ cao như:

 Quan hệ tình dục không dùng các biện pháp bảo vệ

 Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình

 Quan hệ tình dục đồng tính nam

 Nhiễm HIV, virus gây ra bệnh AIDS

▣ Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?


Thời gian ủ bệnh của giang mai trung bình 3-4 tuần (9-90 ngày). Đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Lúc này, săng giang mai bắt đầu xuất hiện qua những nốt hình tròn, kích thước dưới 2cm, không gây đau, không có có gờ nổi cao.



   image.png    

Những tổn thương nghiêm trọng của giang mai sẽ xuất hiện trong khoảng từ 1-15 năm sau và gây nên nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.


TRA GOOGLE 10 lần


▣ Biến chứng nguy hiểm của giang mai


Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh giang mai không chỉ dẫn đến những tổn thương khắp cơ thể người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

◣ Các vết sưng hoặc khối u nhỏ

Được gọi là u bã đậu, những vết sưng này có thể phát triển trên da, xương, gan hoặc bất kỳ cơ quan nào khác ở người mắc bệnh giang mai giai đoạn cuối.

◣ Các vấn đề về thần kinh

Bệnh giang mai có thể gây ra một số vấn đề với hệ thần kinh như: đau đầu, viêm màng não, mất thính lực, giảm thị giác và có thể mù lòa, sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và nhiệt độ, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, bàng quang không kiểm soát, các vấn đề về tim mạch…

◣ Nhiễm HIV

Người mắc bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hoặc các vết loét ở bộ phận sinh dục khác ước tính có nguy cơ nhiễm HIV tăng gấp 2 – 5 lần. Vết loét giang mai có thể dễ chảy máu, tạo điều kiện cho HIV dễ dàng xâm nhập vào máu trong quá trình quan hệ tình dục.

◣ Các biến chứng khi mang thai và sinh nở

Nếu thai phụ mang vi khuẩn giang mai có thể lây truyền qua thai nhi. Bên cạnh đó, bệnh giang mai bẩm sinh còn làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh tử vong trong vòng vài ngày sau khi sinh.

Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

◎ Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn trong điều kiện phát hiện ở giai đoạn sớm, khi vi khuẩn chưa làm tổn thương sâu các cơ quan nội tạng như: tim mạch, thần kinh…

◎ Ngay khi phát hiện bản thân có nguy cơ nhiễm giang mai, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Đừng đợi đến khi bệnh xuất hiện các triệu chứng rõ ràng mới đi thăm khám thì tình trạng có thể đã trầm trọng và khó chữa khỏi hoàn toàn.

Với phụ nữ, trước khi có kế hoạch mang thai cũng cần phải kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hay không. Nếu có, hãy dành thời gian điều trị dứt trước khi mang thai. Nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để có hướng xử lý, hạn chế nguy cơ lây nhiễm  cho bé.

Bệnh giang mai tuy có thể chữa khỏi, nhưng người bệnh cũng không vì thế mà chủ quan và không điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ. Việc phát hiện muộn, không tuân thủ phác đồ, gây gián đoạn đều có thể làm cho vi khuẩn kháng thuốc và khiến cho việc điều trị không hiệu quả.

Bạn có vài thắc mắc chưa hiểu?

GOOGLE 10 lần KHÔNG BẰNG 1 LẦN TƯ VẤN (1)


Những phương pháp điều trị bệnh giang mai

Điều trị bằng thuốc

Ở giai đoạn đầu, giang mai rất dễ chữa khỏi bằng thuốc. Do đó, một trong những lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ chính là cho người bệnh dùng Penicillin, loại kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai và thường hiệu quả với hầu hết các giai đoạn. Nếu người bệnh bị dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác hoặc giải mẫn cảm với Penicillin.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh giang mai tiềm ẩn sơ cấp, thứ phát hoặc giai đoạn đầu (dưới một năm), phương pháp điều trị được khuyến nghị là tiêm một lần Penicillin. Với người đã bị bệnh giang mai lâu hơn một năm, bác sĩ có thể tiêm thêm liều bổ sung. Penicillin cũng là phương pháp điều trị duy nhất được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai.

Ở ngày đầu tiên được điều trị, người bệnh có thể trải qua phản ứng Jarisch-Herxheimer, với triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức và đau đầu. Phản ứng này thường không kéo dài hơn một ngày.

Theo dõi điều trị

Sau khi bạn được điều trị bệnh giang mai bằng thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh:

◣ Kiểm tra và xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo rằng người bệnh đang đáp ứng với liều lượng thông thường của Penicillin. Việc theo dõi cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh giang mai được chẩn đoán.

◣ Tránh quan hệ tình dục với bạn tình mới cho đến khi điều trị xong và xét nghiệm máu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã được chữa khỏi.

Thông báo cho bạn tình để họ được kiểm tra và điều trị nếu thấy cần thiết.

Xét nghiệm xem có nhiễm virus HIV hay không.

Bản thân bệnh giang mai vô cùng nguy hiểm nên việc chủ động phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh và quan hệ tình dục chung thủy là rất cần thiết. Đặc biệt, bệnh giang mai bẩm sinh cũng cần được phòng ngừa bằng cách phát hiện sớm để thai phụ được điều trị hiệu quả.

Bảo vệ bản thân và cộng đồng trước sự lây lan của bệnh giang mai là việc nên làm bởi căn bệnh này nguy hiểm không kém HIV-AIDS. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, tốt nhất hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được tư vấn hướng xử trí hiệu quả.


Phòng khám Đa Khoa An Đông có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại An Đông dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới. 


Để đăng ký khám và điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa An Đông, Quý Khách có thể liên hệ Hotline: 0968063109, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.


GOOGLE 10 lần KHÔNG BẰNG 1 LẦN TƯ VẤN (1)

Thông tin phổ biến

NHỮNG BỆNH XÃ H... Bệnh xã hội từ xưa đến nay vẫn luôn là mối lo ngại...
MỤN RỘP SINH DỤ... Mụn rộp sinh dục là bệnh lý lây nhiễm chủ yếu qua ...
GIANG MAI LÀ BỆ... Trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục th...
BỆNH LẬU LÀ BỆN... 1. Lậu là gì?Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorr...
0968 063 109